Trên thực tế, không ít chủ đầu tư hiện nay trong quá trình thiết kế, thi công đã không chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, không thực hiện nghiêm các quy trình PCCC theo các quy chuẩn hiện hành, gây không ít khó khăn cho việc bổ sung, hoàn chỉnh, thực hiện công tác PCCC tại các công trình nhà ở sau này, thậm chí khó khắc phục hậu quả nếu có.

Hội thảo “Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà, công trình; QCVN 04:2019/BXD nhà chung cư và các QCVN liên quan khác” vừa được Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam (CDC), Vụ Khoa học công nghệ & Môi trường Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng phối hợp tổ chức. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CHCN (Bộ Công an) Bùi Quang Việt, đại diện các ban ngành, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng…

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết công tác PCCC cho công trình xây dựng, đặc biệt là nhà cao tầng luôn là việc cần phải được quan tâm hàng đầu để đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh mạng cho người sử dụng. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình ngoài việc phải áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đặc thù theo từng loại công trình thì vấn đề an toàn sinh mạng cho người sử dụng buộc phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Việc áp dụng quy chuẩn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới suất đầu tư của công trình và tính khả thi của dự án.

Tại hội thảo, TS Hoàng Anh Giang, Phó Giám đốc Viện chuyên ngành Kết cấu công trình xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng-Bộ Xây dựng) cũng cho biết, QCVN 06:2020/BXD và QCVN 04:2019/BXD quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các công trình xây dựng và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng;

Đồng thời, quy định các yêu cầu kỹ thuật phòng cháy chữa cháy (PCCC) áp dụng khi xây dựng mới chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm. Ngoài ra, các quy chuẩn này còn nhiều quy định kỹ thuật khác về hệ thống điện, chống sét, chiếu sáng, chống ồn và hệ thống thông tin truyền thông, hệ thống thu gom rác, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống thang máy… đối với nhà chung cư.

Ở góc độ thiết kế xây dựng công trình, ông Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc CDC nhận định, thiết kế PCCC cho công trình dân dụng cao tầng, nhà ở hiện nay phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc gia về an toàn cháy. Khi thiết kế PCCC cho nhà cao tầng để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, phải dựa vào quy hoạch của toàn khu, hay cụm và đồng thời kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế PCCC của công trình bên cạnh (tổ chức đường giao thông, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, thông tin báo cháy…

Trên thực tế, không ít chủ đầu tư hiện nay trong quá trình thiết kế, thi công đã không chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, không thực hiện nghiêm các quy trình PCCC theo các quy chuẩn hiện hành, gây không ít khó khăn cho việc bổ sung, hoàn chỉnh, thực hiện công tác PCCC tại các công trình nhà ở sau này, thậm chí khó khắc phục hậu quả nếu có. Vì vậy, việc áp dụng các quy chuẩn quốc gia quy định những yêu cầu cơ bản về PCCC khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng đối với các nhà, công trình dân dụng cao tầng là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Kiến nghị tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Châu, Trưởng phòng Quản lí kĩ thuật, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC) nêu rõ quy chuẩn mới còn một số vấn đề chưa thực sự rõ ràng và chưa nhất quán trong các quy chuẩn để cơ quan Quản lý Nhà nước có hướng giải quyết, tháo gỡ giúp các Chủ đầu tư, Tư vấn và Nhà thầu xây dựng thực hiện việc tuân thủ Quy chuẩn.

Ông Châu cho biết QCVN 04:2019/BXD là quy chuẩn mới, QCVN 06:2020/BXD là cập nhập bổ sung của QCVN 06:2010/BXD. Hai QCVN 04:2019 và QCVN 06:2020 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên sẽ được thảo luận chung cùng với QCVN 13:2018/BXD.

Về kiến trúc, ông Châu kiến nghị khoảng cách thoát nạn 12m đố với hành lang cụt của nhà có chiều cao từ 75-150m là ngắn hơn với với quy định trong NFPA 5000 trong QCVN 06:2020/BXD. Bên cạnh đó, về kết cấu điện, ông Châu kiến nghị xem lại thời gian cấp điện và giới hạn chịu lửa cho cáp điện trong QCVN 04:2019/BXD và QCVN:06/2020; bỏ yêu cầu về giới hạn chịu lửa của cáp điện trong QCVN 04:2019 để tránh mâu thuẫn với quy chuẩn 06:2020.

Về kết cấu nước, ông Châu đề nghị đính chính mục A.2.28.1 (Cấp điện cho hệ thống PCCC) trong QCVN 06:2020 cho phù hợp với giới hạn chịu lửa và thời gian chữa cháy của các hệ thống PCCC. Đề nghị xem xét lại điều 2.9.2.17 trong QCVN 04:2019/BXD để có thể áp dụng các loại ống UPVC, HDPE, PPR trong nhà.

Nguồn:CafeF

Thông Tin Liên Hệ:

Ms. ĐẶNG THANH THIỆN – QUẢN LÝ DỰ ÁN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.