Những nhà máy điện khí LNG với số vốn đầu tư hàng tỷ USD đang mọc lên ở Việt Nam.

Nhà máy điện này do Công ty cổ phần Chân Mây LNG đầu tư và phát triển. Đây là dự án điện độc lập, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, khai thác và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực. Dự án có vốn sở hữu 60% của Mỹ và 40% của Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, dự tính hàng năm nhà máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 24 – 25 tỷ kWh.

Photo1605085654891 16050856550511792765591
Photo1605085654891 16050856550511792765591

Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được đầu tư 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 nhà đầu tư sẽ xây dựng 3 tổ máy với tổng công suất 2.400MW, và dự kiến đưa vào vận hành thương mại giai đoạn 2024-2026. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng 2 tổ máy với tổng công suất 1.600MW, vận hành thương mại giai đoạn 2026-2028. Sản lượng điện trung bình hằng năm cho 1 tổ máy 4.800 triệu kWh.

Nhà máy dự kiến được đặt giữa bến cảng nước sâu và các mạch đường dây 500kV, trong tổng khoảng cách dưới 10km. Các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những dự án có hiệu quả kinh tế, tính khả thi rất cao khi được phép triển khai.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, một Biên bản ghi nhớ về việc phát triển Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đã được ký kết. Công suất dự kiến là 1.500 MW và là dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên của Miền Bắc. Tổ hợp nhà đầu tư bao gồm Tổng Công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam (PV Power), Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam (Colavi), Tập đoàn Tokyo Gas và Tập đoàn Marubeni.

Như vậy, nói về công suất dự kiến, nhà máy Chân Mây ở Huế có tổng công suất là 4.000 MW, gấp gần 3 lần so với nhà máy ở Quảng Ninh.

Hồi giữa tháng 9, dự án Trung tâm nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu (Dự án điện khí Bạc Liêu) cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Dự án có tổng mức đầu tư 93.600 tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD), với tổng công suất 3.200 MW, là dự án đầu tư FDI được đánh giá lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) từ trước tới nay.

Photo 1 16050856329801874637618
Vùng ven biển huyện Hòa Bình, nơi dự kiến triển khai dự án điện khí Bạc Liêu.

Đây là dự án tích hợp tổng thể gồm nhà máy điện có tổng công suất thiết kế 3.200 MW, trên khu vực rộng hơn 40 ha tại vùng ven biển xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Ngoài ra, dự án còn có trạm tiếp nhận và lưu trữ nhiên liệu diện tích nổi FSU; trạm lưu trữ và tái hóa khí nổi FSRU rộng khoảng 100 ha mặt biển, có công suất lưu trữ từ 150 nghìn đến 174 nghìn m3 LNG; trạm tái hóa khí và 35 km đường ống dẫn khí áp suất cao… Theo đại điện nhà đầu tư, dự án sẽ được triển khai xây dựng trong năm 2021 và chính thức đưa vào vận hành trong năm 2024.

So với dự án ở Huế, số tiền đầu tư của dự án ở Bạc Liêu bằng 2/3. Về công suất dự kiến, dự án ở Bạc Liêu bằng 80% dự án tại Huế.

Trước đó, hồi cuối tháng 7, cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hoà cho biết lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Sam Chan, Chủ tịch Công ty Millennium Việt Nam (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Millennium), doanh nghiệp muốn đầu tư nhà máy điện và trung tâm LNG.

Trung tâm LNG, theo giới thiệu, có sức chứa trên 10 triệu m3 và nhà máy điện có công suất 4.800 MW. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 8 tỷ USD. Trong tương lai, Millennium sẽ nâng công suất nhà máy điện lên 9.600 MW và kho chứa lên 15 triệu m3. Tổng vốn đầu tư vào khoảng 15 tỷ USD.

Công ty đề nghị tỉnh Khánh Hoà hỗ trợ thủ tục để triển khai dự án. Trong đó, Millennium nhấn mạnh đến việc hỗ trợ quy hoạch địa điểm thực hiện dự án, đưa dự án vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Địa điểm Millennium đề xuất là thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước hoặc ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa.

Nguồn: CafeF

Thông Tin Liên Hệ:

Ms. ĐẶNG THANH THIỆN – QUẢN LÝ DỰ ÁN

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.