Tam Kỳ – Kỷ Nguyên Đầu Tư Mới Của Thị Trường Bất Động Sản
Là nơi “tam sông quầng tụ” từ thuở khai quốc (Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn 1776), là cửa ngõ của Bắc Kỳ – Trung Kỳ và Nam Kỳ thời kì bị đô hộ. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, vùng đất Tam Kỳ anh hùng kiên trung được xem là miền đất di sản nổi tiếng thế giới. Trong thời bình xây dựng kinh tế đất nước, Tam Kỳ luôn đi đầu khu vực miền trung về phát triển hạ tầng đầu tư, rất nhiều “sếu đầu đàn”tìm đến để đặt bản doanh của mình, đưa Tam kỳ trở nên sầm uất và trở thành đầu tàu kinh tế khu vực.
Các phố cổ Hội An 50km, liên kết giao thông tốt đến 2 sân bay là sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Chu Lai cùng với cảng biển quốc tế Kỳ Hà, Tam Kỳ là một trong số rất ít thành phố được ưu ái cả về tự nhiên lẫn hạ tầng giao thương đa dạng của Việt Nam, đây chính là một trong những tiềm năng to lớn để phát triển tỉnh lị này.
Mở rộng không gian đô thị về phía đông với nhiều phân khu chức năng được coi là giải pháp đột phá để TP.Tam Kỳ phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị xanh. Tuy nhiên, sẽ là đô thị “chết” nếu không đưa trung tâm hành chính của thành phố về đây. Vì vậy, sau nhiều lần cân nhắc trước 3 phương án mà nhà tư vấn đưa ra, cuối cùng, trung tâm hành chính thành phố sẽ được bố trí ở ven trục đường Lê Thánh Tông đối diện với hồ Sông Đầm, gần trụ sở Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai. Khu vực này đảm bảo về mặt trị thủy do có cốt nền cao, hơn nữa việc tạo dựng trung tâm hành chính thành phố ở địa điểm này còn trở thành động lực phát triển cho khu vực ven đường Lê Thánh Tông và toàn bộ khu đô thị mới. Đây chính là “điểm nhấn” đặc biệt trong quy hoạch, phát triển TP.Tam Kỳ, mở ra hy vọng cho sự phát triển mạnh mẽ của vùng đông.

Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Tam Kỳ
Một “điểm nhấn” đáng chú ý khác là xây dựng các trục đường giao thông gắn với hình thành các trục kinh tế – xã hội. Theo đồ án quy hoạch, bên cạnh các trục giao thông đối ngoại và liên kết vùng còn có 2 tuyến đường rất quan trọng sẽ được đầu tư “chăm sóc” khá kỹ là đường Lê Thánh Tông (theo hướng bắc – nam) và đường Điện Biên Phủ (theo hướng đông – tây). Ngoài là trục “xương sống” của thành phố, liên kết giữa đô thị hiện hữu và đô thị mới, nơi giao nhau của rất nhiều phương tiện giao thông, đường Điện Biên Phủ còn được coi là trục thương mại, dịch vụ – biểu tượng cho sự phát triển của thành phố. Trong khi đó, đường Lê Thánh Tông được quy hoạch trở thành trục tri thức. Đây là nơi sẽ tập trung trường đại học, các trung tâm đào tạo nhân lực, khu công nghiệp công nghệ cao, công trình hành chính thành phố, văn phòng.

Định hướng phát triển không gian tam kỳ
Có thể nói, Vùng đông Quảng Nam nói chung và Tam kỳ nói riêng chính là thủ phủ mới của các nhà đầu tư trong thời điểm này để hoà chung mục tiêu đạt đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào 2025.
Cơ hội đầu tư BDS tại Tam Kỳ hot nhất 2021 xem tại đây
LIÊN HỆ TƯ VẤN
Ms. ĐẶNG THANH THIỆN – QUẢN LÝ DỰ ÁN
Mobile: 0937.631.777