Câu chuyện đất “vàng” số 8-12 Lê Duẩn đã tạm khép lại cùng với những giọt nước mắt của những bị cáo nhưng sau đó vẫn còn sự trăn trở cho công chúng và cả những người trong cuộc.

Các bị cáo Nguyễn Thành Tài, Lê Thị Thanh Thúy, Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út, Nguyễn Hoài Nam tại phiên tòa ngày 19/9/2020. 

Theo dõi phần tự bào chữa của các bị cáo tại phiên tòa sáng ngày 19/9 xét xử vụ án liên quan đến “đất vàng”  8-12 Lê Duẩn nhiều người hẳn cũng dấy lên trăn trở câu hỏi đâu là “nguồn cơn” của hậu quả không ai mong muốn khi Đảng, nhà nước mất cán bộ lão thành, nhân dân vơi bớt niềm tin, doanh nghiệp, nhà đầu từ thì “chơi vơi giữa dòng và không biết khi nào mới vào được bờ”.

Cần thêm cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực

Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND TP HCM (giai đoạn 2008-2011) trong tư cách là bị cáo khi đứng trước cáo buộc về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” đã tự bào chữa rằng mình không vụ lợi… Nhưng nói lời sau cùng, ông đã rơi nước mắt, xin lỗi nhân dân TP HCM.

Bản án đã được tuyên, việc đúng sai và mức độ vi phạm của các bị cáo đã được pháp luật phân định tuy nhiên xem xét toàn bộ quá trình chuyển dịch tỉ lệ sở hữu cổ phần tại đơn vị được chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản trên đất tại bất động sản 8-12 Lê Duẩn chúng ta có thể thấy đó là cả một quá trình và qua nhiều cấp chứ không phải việc diễn ra trong “một sáng, một chiều”.

Mọi “đường đi nước bước” trong quá trình chuyển dịch đất “vàng”8 12 Lê Duẩn từ đất vốn được cho 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương thuê đến việc hình thành liên doanh, góp vốn, lập dự án, chuyển nhượng quyền góp vốn, cổ phần… đều có vẻ rất “đúng quy trình” khi được thông qua về mặt chủ trương từ trên xuống dưới bằng văn bản khi từ Bộ Công thương cho đến UBND thành phố HCM khi đó đều thông qua.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao những sai phạm như kết luận của Thanh tra Chính phủ không được nhận ra và ngăn chặn khi còn trong “trứng nước” mà lại để mọi thứ “đi quá xa” dẫn đến những hậu quả không ai mong muốn như tại bản án đã được tuyên vừa qua.

Những lời tự bào chữa của của ông Nguyễn Thành Tài tại phiên tòa về việc các Luật hiện hành và chủ trương chưa sát nhau cũng được nhiều ý kiến cho rằng cần được xem xét. Việc các luật hiện hành chưa theo kịp những chủ trương đổi mới, cải cách cũng rất có thể “vô tình” đặt những cán bộ chủ chốt dám “xé rào” đi trước đứng trên gianh giới “công -tội” khá mong manh.

Tất nhiên, trong thực tế, bên cạnh những những cán bộ “vì nước, vì dân, vì doanh nghiệp” không tư lợi thì cũng có những người cán bộ bị “tiền tài xô đẩy” mà từng bước một, dần dần “sa lầy” vào sai phạm đến khi nhận ra thì đã quá muộn không rút được ra và bị nằm trong thế “cưỡi trên lưng hổ” bắt buộc “đâm lao phải theo lao” mà điều này để tổng kết phải bằng nhận định “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Do đó, như nhận định của các cán bộ lão thành, hiện nay chúng ta có thể đang cần có một cơ chế giám sát và kiểm soát, giám sát quyền lực hiệu quả hơn để “chặn” sớm những nguy cơ, tiêu diệt những “ung nhọt” từ khi mới hình thành.

Để doanh nghiệp không còn phải “chơi vơi”

Ở một góc nhìn khác, vụ án đất “vàng” 8-12 Lê Duẩn cũng có thể ít nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của TP HCM khi mà có những doanh nghiệp như Kinh Đô đã “đắm vào” dự án tại đây nhiều trăm tỷ đồng.

Số phận siêu dự án khách sạn tại 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM đã “được xác định” sau khi phiên tòa tuyên án. Ảnh: phối cảnh dự án Lavenue Crown.

Việc đất “vàng” 8-12 Lê Duẩn bị thu hồi để tiến hành đấu giá cũng đặt ra bài toán về việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và nhà đầu tư khi theo báo cáo giải trình của UBND TP.HCM trước đây thì đến thời điểm giữa năm 2018, Công ty Lavenue đã đầu tư hơn 700 tỷ đồng gồm nộp tiền sử dụng đất (tại số 8 Lê Duẩn), tiền thuê đất (tại 12 Lê Duẩn) và các chi phí khác để triển khai dự án.

Thực tế cho thấy, liên quan đến dự án tại đất “vàng” 8-12 Lê Duẩn, doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng không thể “bỗng dưng muốn làm” mà được. Tất cả các văn bản giấy tờ liên quan đến việc triển khai dự án đều là “giấy trắng, mực đen, dấu đỏ” và “đúng quy trình”.

Khi phiên tòa khép lại, vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ là làm sao để thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 4-5-2018 về việc xem xét, tính toán để hoàn trả chi phí hợp lý cho phía doanh nghiệp là Công ty Lavenue.

Nguồn: Diễn Đàn Bất Động Sản

Thông Tin Liên Hệ:

Ms. ĐẶNG THANH THIỆN – QUẢN LÝ DỰ ÁN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.