Các dự án BĐS ven sông liên tiếp được chào bán, đã tạo nên một xu hướng đầu tư mới

Nạo vét, thông luồng

Con sông Cổ Cò chạy ven theo bờ biển, xưa vốn là đường thủy huyết mạch nối từ sông Hàn (Đà Nẵng) vào Hội An (Quảng Nam). Song, do một thời gian dài bồi lắng, con sông thơ mộng này có nhiều đoạn bị bồi lấp, trở thành một dòng sông “chết”.

Việc khai thông con sông Cổ Cò luôn được nhiều người dân Quảng Nam và Đà Nẵng mong chờ. Trên thực tế, chủ trương này cũng đã được chính quyền hai địa phương quan tâm thực hiện, nhằm góp phần phát triển ngành du lịch cũng như khai thác quỹ đất…

Từ năm 2003, việc nạo vét sông Cổ Cò đã được chính quyền TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch thực hiện. Theo đó, cả hai địa phương đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, xác định ranh giới hành chính, khớp nối quy hoạch, lập quy hoạch đầu tư phát triển…

Tuy nhiên, từ đó đến nay mặc dù không ít lần kế hoạch nạo vét, khơi thông con sông Cổ Cò được nhắc tới, song vì nhiều lý do, chủ yếu là vấn đề kinh phí, nên vẫn chưa thể thực hiện. Câu chuyện thông thủy trên sông Cổ Cò vẫn rơi vào ách tắc. Tuy hiện nay, đoạn sông đi qua địa phận Đà Nẵng đã được khơi thông, nhưng phần còn lại chảy qua tỉnh Quảng Nam trên dòng sông vẫn có nhiều đoạn bị bồi lấp, mặt nước phủ đầy bèo nên các phương tiện đường thủy không thể qua lại.

Mới đây, tại phố cổ Hội An đã diễn ra cuộc họp bàn công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua danh mục dự án nạo vét sông Cổ Cò, với tổng kinh phí 850 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Quang, Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai (đơn vị chủ đầu tư) cho biết cụ thể, Trung ương sẽ hỗ trợ 425 tỷ đồng từ nguồn vốn phòng chống biến đổi khí hậu, 425 tỷ đồng còn lại là nguồn vốn ngân sách địa phương. Dự án nạo vét sông Cổ Cò sẽ được thực hiện trên chiều dài 14km. Trong đó, chiều dài qua địa bàn TP. Hội An là 9,5km, chiều dài còn lại đi qua thị xã Điện Bàn. Sẽ có tất cả 7 cây cầu bắt qua sông Cổ Cò khi thực hiện dự án. Để thực hiện dự án, dự kiến sẽ phải bồi thường, giải phóng 13,7ha các loại đất. Số cát thu được từ dự án này phục vụ cho mục đích san nền các công trình trọng điểm, kể cả nguồn cát bồi đắp sạt lở bờ biển xung quanh khu vực biển Cửa Đại.

Có thể nói rằng, việc dòng sông Cổ Cò được khơi thông thực sự là một tin vui đối với người dân hai bên bờ. Điều này, có những tác động lớn đến việc giao thương, cùng khai thác lợi thế về du lịch đường thủy của cả Đà Nẵng lẫn Quảng Nam. Và đặc biệt hơn, “hồi sinh” con sông Cổ Cò còn có những tác động tích cực đến thị trường BĐS ở khu vực.

Cơ hội cho thị trường BĐS

Trên thực tế, không phải đợi đến lúc dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò được thông qua, thị trường BĐS ở đây mới khởi sắc. Mà từ nhiều năm nay, không ít chủ đầu tư BĐS trong cả nước đã nhìn thấy tiềm năng, khả năng phát triển trong tương lai của thị trường ven con sông Cổ Cò  này. Khi cảnh quan lưu vực hai bên bờ sông đang dần được hoàn thiện, cũng đã có nhiều dự án BĐS ở khu vực được triển khai tại đây.

Trong số đó, có thể kể đến hàng loạt “ông lớn” đang đầu tư tại đây. Đầu tiên là dự án mang tầm cỡ khu vực, cũng mang luôn tên dòng sông là Cocobay của chủ đầu tư Tập đoàn Empire Group. Đây là một trong những dự án được xây dựng gồm nhiều hạng mục quy mô như, quảng trường du lịch lớn nhất Việt Nam; tuyến phố đi bộ dài nhất; khu đại nhà hàng độc đáo, nhà hàng biểu diễn nhạc sống, tổ hợp vui chơi phong cách Mexicola vui nhộn bậc nhất Việt Nam…

Ngoài dự án lớn như Cocobay, chỉ trong một thời gian ngắn hai bên bờ sông Cổ Cò xuất hiện một loạt các khu đô thị sinh thái khác. Bởi vậy, nhiều chuyên gia BĐS đã đánh giá khu vực giáp ranh giữa Đà Nẵng và Quảng Nam đang là một trong những tâm điểm của thị trường BĐS trong cả nước. Nhìn chung, các dự án được triển khai ở khu vực đều được xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái, gần gũi với thiên nhiên.

Đơn cử là Khu đô thị Thương mại biển Sea View do CTCP Địa Ốc First Real phát triển và phân phối. Dự án có mặt tiền đối diện khu Công viên – Bãi biển Viêm Đông rộng hơn 4 ha và tựa lưng vào con sông Cổ Cò phía sau dự án, mang về vị thế “hướng biển – tựa sông” vô cùng đắc địa.

Theo ông Vũ Đình Cương, Trưởng phòng Marketing CTCP Địa Ốc First Real, dự án Sea View sở hữu được một vị trí rất đắc địa. Khách hàng sau khi sở hữu có thể sử dụng cho mục đích thương mại hay nghỉ dưỡng đều phù hợp, trong tương lai gần nơi đây sẽ trở thành một đô thị sầm uất, một trung tâm liên kết giữa cửa ngõ 2 thành phố lớn Đà Nẵng – Hội An…

Theo một số chuyên gia BĐS, với chủ trương nạo vét, thông luồng sông Cổ Cò sẽ càng khiến thị trường BĐS ở khu vực tiếp tục  “nóng” thêm. Bởi, ngoài những thuận lợi về cơ sở hạ tầng ở khu vực, còn nhiều yếu tố khác tác động tích cực đến sự phát triển thị trường BĐS ở đây. Trong đó, có thể kể đến xu hướng tìm mua các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng, sinh thái của nhiều “thượng đế” như hiện nay. Bên cạnh, sự phát triển mạnh mẽ của ngành “công nghiệp không khói” cũng sẽ có những tác động tích cực đến thị trường BĐS ven hai bờ sông Cổ Cò.

Nguồn: Thời Báo Ngân Hàng

QLDA: Ms. Đặng Thanh Thiện

Mobile: 098.144.68.35 – 033.961.4963

Email: alodatdanang43@gmail.com

Website: Alodatdanang

Youtube: Địa Ốc Đà Nẵng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.